Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi" nhằm tìm ra phương pháp giáo dục trẻ một cách khoa học nhất, giúp trẻ trở nên độc lập, tự quyết định trước những vấn đề phức tạp của cuộc sống sau này. | A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tính tự lập là một trong những tính cách cơ bản đóng vai trò quan trọng giúp trẻ sau này khi trưởng thành có thể bản lĩnh hơn tự tin hơn vững vàng hơn trong cuộc sống và đặc biệt là trẻ có thể tự làm những việc của mình thật tốt dù không có cha mẹ không có cô giáo bên cạnh hay gặp bất kỳ tình huống nào. Và tùy theo độ tuổi mà trẻ vui chơi lao động theo sức của mình chính những việc đơn giản hiện hữu xung quanh trẻ đã từng bước giúp trẻ trưởng thành. Một đứa trẻ trưởng thành có tính độc lập quyết đoán có ý chí vươn lên hay không là cả một quá trình phấn đấu rèn luyện ngay từ lúc nhỏ. Vì vậy việc giáo dục rèn luyện tính tự lập cho trẻ là việc làm vô cùng quan trọng mà giáo viên và các bậc cha mẹ cần chú trọng và thực hiện càng sớm càng tốt đặc biệt là ngay lứa tuổi mầm non. Tính tự lập được hình thành sớm là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một số dấu hiệu đáng tin cậy của việc bắt đầu sự hình thành tính tự lập đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện. Khi lên 3 tuổi một mặt trẻ muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạt hằng ngày mặt khác trẻ lại sợ tự mình phải làm tất cả mọi việc lúc này giáo viên và cha mẹ đóng vai trò là một người hướng dẫn giúp trẻ tự tin thể hiện bản thân ở trẻ. Nhưng trong thực tế cho thấy đối với gia đình chủ yếu là cha mẹ còn có nhiều sai lầm trong giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Phần lớn hiện nay các gia đình đều chỉ có một đến hai con nên cha mẹ nào cũng mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con mình chiều chuộng chăm lo từ miếng ăn đến giấc ngủ chỉ cần trẻ đòi cái gì là sẽ được đáp ứng ngay cha mẹ bao bọc trẻ quá kỹ thường làm thay cho trẻ mọi việc nên từ đó khiến trẻ có tính ỷ lại thiếu tự tin vào khả năng của mình và khó thích nghi với môi trường xung quanh dẫn đến những sai lệch trong nhận thức lẫn hành động. Vì vậy nhà trường và gia đình cần phải tìm ra những phương pháp nuôi dạy trẻ cho phù

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
37    67    1    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.