Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng quản lí cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Rèn kĩ năng quản lí cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở" nhằm tìm hiểu thực trạng kiểm soát cảm xúc của học sinh lớp 9B trường THCS Lương Thế Vinh; Tìm ra cách thức rèn luyện kĩ năng quản lí cảm xúc cho HS hiệu quả; Tạo môi trường học tập an toàn, hạnh phúc. | UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH - - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG QUẢN LÍ CẢM XÚC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Lĩnh vực Chủ nhiệm Cấp học Trung học cơ sở Tên tác giả Phạm Thị Hồng Hạ Đơn vị công tác Trường THCS Lương Thế Vinh Chức vụ Giáo viên NĂM HỌC 2022-2023 MỤC LỤC Nội dung Trang Mục lục Phần I. Đặt vấn đề do chọn đề tài 1 đích nghiên cứu 2 tượng nghiên cứu 2 vi và kế hoạch nghiên cứu 2 pháp nghiên cứu 2 Phần II. Nội dung I. Cơ sở lý luận 3 II. Thực trạng nghiên cứu 4 III. Biện pháp thực hiện 5 IV. Tiến trình thực hiện 8 V. Kết quả thực hiện 14 Phần III. Kết luận và kiến nghị 15 Tài liệu tham khảo 1 15 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ do chọn đề tài. Cảm xúc của cá nhân là một động lực cơ bản thôi thúc con người học tập làm việc. Cảm xúc có thể đem lại cho cá nhân những ý tưởng những lựa chọn đầy sáng tạo. Cảm xúc có tính hai mặt một mặt cảm xúc là động lực thúc đẩy cá nhân hoạt đông học tập làm việc có hiệu quả. Mặt khác nếu không được quản lí và định hướng đúng đắn cảm xúc sẽ làm lệch hướng thậm chí phá hủy nhận thức và hành động của cá nhân dẫn đến việc nhận thức và hành động của cá nhân trở nên mù quáng và sai lầm. Vì vậy quản lí và định hướng cảm xúc để trở thành động lực tích cực là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo hoạt động học tập và làm việc hiệu quả. Thực tế cho thấy những người hiểu được cảm xúc của mình nắm bắt được và làm chủ được chúng đoán được những cảm xúc của người khác và biết hòa hợp với họ một cách hữu hiệu là những người có lợi thế trong tất cả các lĩnh vực của cuộc đời để thành công và hạnh phúc. Ngược lại những người không kiểm soát được đời sống cảm xúc của mình sẽ thường xuyên phải chịu những xung đột nội tâm từ đó năng lực tập trung chú ý và tư duy sẽ bị phá vỡ và điều này chắc chắn có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động học tập làm việc cũng như trong cuộc sống của họ. Đặc biệt là đối với học sinh THCS bởi đây là độ tuổi mà tâm sinh lý đang có sự thay đổi rõ rệt do

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.