Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant - trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant

Nghiên cứu này được thực hiện với các mục tiêu sau: Đánh giá các chỉ số nha chu (PI, GI, PD, BOP), tình trạng mô mềm tại các thời điểm sau 3, 6, 12 tháng gắn phục hình ở mỗi nhóm và giữa hai Nhóm implant CTP và Nhóm implant CTCB ở bệnh nhân mất răng cối hàm dưới; Đánh giá sự tiêu mào xương quanh implant trên phim X quang quanh chóp tại các thời điểm ngay sau gắn phục hình và sau 3, 6, 12 tháng ở mỗi nhóm và giữa hai Nhóm CTP và Nhóm CTCB và một số yếu tố ảnh hưởng. | BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ TRUNG CHÁNH ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THIẾT KẾ IMPLANT - TRỤ PHỤC HÌNH LÊN SỰ THAY ĐỔI SINH HỌC MÔ QUANH IMPLANT Ngành Răng Hàm Mặt Mã số 62720601 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Chí Minh năm 2023 Công trình được hoàn thành tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học . Lê Đức Lánh Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM - Thư viện Đại học Y Dược TP. HCM 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Đặt vấn đề Các nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu mào xương quanh implant trong năm đầu tiên sau tải lực như sự tái lập bám dính mô trên mào xương chấn thương trong lúc phẫu thuật đặt implant hoặc đặt trụ lành thương độ dày mô mềm mỏng bản xương mặt ngoài mỏng ứng suất cơ học tại giao diện implant xương vi kẽ thiết kế implant - trụ phục hình thiết kế vi thể và đại thể vùng cổ implant sự đóng khúm của vi khuẩn quanh mô implant và giao diện implant - trụ phục hình. Trong các yếu tố này loại thiết kế giữa implant với trụ phục hình được xem là yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng đến sự thay đổi mào xương quanh implant. Thiết kế implant chuyển tiếp chuyển bệ CTCB có đường kính trụ phục hình nhỏ hơn so với đường kính mâm implant và vị trí kết nối này được di chuyển vào ngay giữa phần cổ implant. Thiết kế implant chuyển tiếp phẳng CTP có đường kính của trụ phục hình bằng với đường kính mâm của phần cổ implant. Các nghiên cứu gần đây cho thấy implant CTCB có đáp ứng với mô xương và mô mềm tốt hơn so với implant CTP. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có không cho thấy sự khác biệt. Hiệu quả của thiết kế implant - trụ phục vẫn còn là đề tài gây tranh cãi. Và ảnh hưởng độ dày mô theo chiều dọc đến sự tiêu mào xương quanh implant khi đặt giao diện .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
45    77    1    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.