Phân lập β-sitosterol và tectoridin từ lá xạ can tại Việt Nam

Bài viết tập trung nghiên cứu dịch chiết ethanol từ lá xạ can Belamcada chinensis (L.) DC. Kết quả đã phân lập hai hợp chất: β-sitosterol (1), tectoridin (2). Cấu trúc các hợp chất được xác định dựa trên cơ sở dữ liệu hóa lý và phân tích phổ NMR, MS, IR và so sánh với các dữ liệu phổ đã công bố. | Bùi Thị Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 51 - 54 PHÂN LẬP β-SITOSTEROL VÀ TECTORIDIN TỪ LÁ XẠ CAN TẠI VIỆT NAM Bùi Thị Bình1, Lê Công Huân1,*, Khổng Thị Hoa1, Nguyễn Thị Hồng1, Đặng Thu Hằng1, Nguyễn Thị Hồng Hạnh2, Đỗ Thị Hà3 1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên, 3Viện Dược liệu 2 TÓM TẮT Xạ can là một dược liệu quý được dùng làm thuốc chữa các bệnh viêm đường hô hấp trên như: Ho, tiêu đờm, viêm họng, viêm amidan có nhiều đờm, khản tiếng. Trong nước, đã có nhiều bài báo nghiên cứu thành phần hóa học của rễ xạ can mà chưa có nhiều công bố về thành phần hóa học của lá. Vì vậy, trong bài báo này chúng tôi đã nghiên cứu dịch chiết ethanol từ lá xạ can Belamcada chinensis (L.) DC. Kết quả đã phân lập hai hợp chất: β-sitosterol (1), tectoridin (2). Cấu trúc các hợp chất được xác định dựa trên cơ sở dữ liệu hóa lý và phân tích phổ NMR, MS, IR và so sánh với các dữ liệu phổ đã công bố. Từ khóa: Xạ can, lá, flavonoid, β-sitosterol, tectoridin. ĐẶT VẤN ĐỀ** Xạ can có tên khoa học là Belamcanda chinensis (L.) DC. thuộc chi Belamcada Adans họ Lay ơn (Iridaceae). Cây phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philipin, Việt Nam [1]. Trong dân gian, lá xạ can được làm thuốc chữa ho, tiêu đờm, viêm họng, viêm amidan có nhiều đờm, khản tiếng, còn dùng chữa sốt, sưng tắc tia sữa dùng dạng thuốc sắc, bột làm viên ngậm hoặc dùng tươi [1]. Nghiên cứu thành phần hóa học của thân rễ xạ can cho thấy có mặt của các chất như các hợp chất stillben, các hợp chất phenolic và các triterpen, iridal triterpenoid, isoflavonoid và flavonoid, [5], [6]. Trong nước, một số tác giả bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học trong rễ xạ can cho thấy sự có mặt của các hợp chất flavonoid và triterpenoid [2], [3]. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu thành phần hóa học trên bộ phận lá. Trong bài báo này, chúng tôi báo cáo những kết quả nghiên cứu mới về phân lập và xác định cấu trúc hóa học của hợp chất chiết được trên bộ phận

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
88    87    1    28-06-2024
163    86    2    28-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.