Tổng quan về quan điểm điều trị rò xoang lê hiện nay: Nội soi đóng lỗ rò hay lấy toàn bộ đường rò

Rò xoang lê là bất thường bẩm sinh hiếm gặp nhất trong số các bất thường bẩm sinh vùng mang. Điều trị bệnh lý này thường gồm 2 quá trình là điều trị nhiễm trùng trong giai đoạn cấp và điều trị triệt để đường rò trong giai đoạn ổn định nhằm phòng ngừa tái phát. Bài tổng quan này nhằm bàn luận 1 vài vấn đề còn tranh cãi về mặt phôi thai học, chẩn đoán và chiến lược điều trị PSF dựa vào các bằng chứng hiện có. | Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam - Volume 67-58 No4. December 2022 TỔNG QUAN VỀ QUAN ĐIỂM ĐIỀU TRỊ RÒ XOANG LÊ HIỆN NAY NỘI SOI ĐÓNG LỖ RÒ HAY LẤY TOÀN BỘ ĐƯỜNG RÒ Trần Văn Bửu Phan Hữu Ngọc Minh TÓM TẮT Bối cảnh Mục tiêu Rò xoang lê là bất thường bẩm sinh hiếm gặp nhất trong số các bất thường bẩm sinh vùng mang. Điều trị bệnh lý này thường gồm 2 quá trình là điều trị nhiễm trùng trong giai đoạn cấp và điều trị triệt để đường rò trong giai đoạn ổn định nhằm phòng ngừa tái phát. Phương pháp nào là tối ưu trong điều trị triệt để rò xoang lê đang là vấn đề gây tranh cãi hiện nay. Mặc dù phẫu thuật lấy đường rò toàn bộ đóng vai trò chủ đạo nhưng phẫu thuật nội soi đóng lỗ rò là phương pháp can thiệp tối thiếu tỏ ra hiệu quả và an toàn. Bài tổng quan này nhằm bàn luận cách tiếp cận tốt nhất trong điều trị rò xoang lê dựa vào các bằng chứng hiện có. Phương pháp Tìm kiếm các bài báo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu bằng công cụ PubMed sử dụng các từ khóa piriform sinus fistula OR third branchial cleft anomaly OR fourth branchial cleft anomaly AND endoscopic cauterization OR endoscopic ablation OR endoscopic obliteration OR open surgical excision OR open fistulectomy . Kết quả Tỷ lệ thành công của hai phương pháp là tương đương nhau tuy nhiên phương pháp nội soi ít biến chứng hơn. Trong số các kỹ thuật đóng lỗ rò qua nội soi không có kỹ thuật nào tỏ ra vượt trội hơn kỹ thuật khác. Một lưu đồ xử trí rò xoang lê dựa vào bằng chứng được đề xuất. Trong giai đoạn cấp nếu có chỉ định dẫn lưu áp xe chèn ép đường thở biến chứng abscess gt cm trên CT scan tuổi lt 4 phải điều trị tại ICU thì dẫn lưu áp xe và nội soi đóng lỗ rò đồng thời. Nếu không có chỉ định dẫn lưu áp xe thì điều trị nội khoa với kháng sinh nhóm penicillin kết hợp với chất ức chế β-lactamase hoặc kháng sinh bền vững với β-lactamase phối hợp với một kháng sinh hiệu quả với vi khuẩn kỵ khí. Điều trị triệt để đường dò nên tiến hành trong giai đoạn ổn định trong đó nội soi đóng lỗ rò là phương pháp đầu tay có thể

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
174    387    1    27-04-2024
11    98    2    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.