Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Đánh giá tiềm năng tài nguyên và định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò than dưới mức - 300m khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả, Quảng Ninh

Luận án "Đánh giá tiềm năng tài nguyên và định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò than dưới mức - 300m khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả, Quảng Ninh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu địa chất, địa vật lý, tài liệu khai thác nhằm làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc địa chất, quy luật phân bố các vỉa than và mối quan hệ của chúng với các thành tạo địa chất trong từng cấu trúc chứa than chính. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN HOÀNG HUÂN ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TÌM KIẾM THĂM DÒ THAN DƯỚI MỨC -300M KHU VỰC HÒN GAI - CẨM PHẢ QUẢNG NINH NGÀNH KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT MÃ SỐ 9520501 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT Hà Nội 2024 Công trình được hoàn thành tại Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất Trường Đại học Mỏ - Địa chất Người hướng dẫn khoa học 1. TS Nguyễn Tiến Dũng 2. TS Trần Văn Miến Phản biện 1 Nguyễn Phương Tổng hội Địa chất Việt Nam Phản biện 2 TS Hoàng Văn Khoa Tổng hội Địa chất Việt Nam Phản biện 3 Bùi Hoàng Bắc Trường Đại học Mỏ - Địa chất Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất số 18 Phố Viên - Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội vào hồi .giờ ngày tháng năm 2024. Có thể tìm hiểu luận án tại 1. Thư viện Quốc Gia Hà Nội 2. Thư viện Trường đại học Mỏ - Địa chất 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả là một phần của Bể than Quảng Ninh đã được nghiên cứu trải qua gần 200 năm 1840 2023 khai thác tìm kiếm thăm dò và đánh giá trữ lượng than với 263 báo cáo kết quả nghiên cứu tìm kiếm thăm dò sơ bộ và thăm dò tỷ mỉ than tuy khối lượng báo cáo như đã nêu là rất lớn song tới nay khu vực chứa than Hòn Gai - Cẩm Phả mới chỉ được nghiên cứu địa chất tỷ mỉ đến mức -150m và sơ bộ đến -300m. Để hiệu quả trong công tác đầu tư tránh nghiên cứu dàn trải cần phải tổng hợp từ các dữ liệu đã có dùng các phương pháp nghiên cứu có để nội suy làm cơ sở xác định mạng lưới thăm dò cho phù hợp phần dưới sâu là việc hết sức cần thiết. Từ những vấn đề như đã nói ở trên để giúp công tác quản lý và hoạch định chiến lược đối với ngành Than đạt được kết quả cao hiệu quả tránh lãng phí thì việc nghiên cứu đánh giá làm rõ tiềm năng tài nguyên dưới mức -300m đến đáy tầng than từ đó khoanh định ra các khu vực có tiềm năng và lựa chọn mạng lưới thăm dò phù hợp là việc rất cấp thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tế

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.