Kinh tế xã hội nông nghiệp truyền thống là nền kinh tế xã hội có tính cộng đồng, tính tự quản và tương đối biệt lập Nền kinh tế xã hội nông nghiệp truyền thống đã hình thành và phát triển từ xa xưa, cùng với lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nó gắn liền với quá trình khai hoang lập ấp, phát triển sản xuất, mở mang văn hóa, xã hội và đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên của các cộng đồng dân cư, từ những làng Việt cổ xưa, những công. | Một số đặc điểm của nền kinh tế xã hội nông nghiệp truyền thống ở Việt Nam Phan Sĩ Mần TS. Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững 1. Kinh tế xã hội nông nghiệp truyền thống là nền kinh tế xã hội có tính cộng đồng tính tự quản và tương đối biệt lập Nền kinh tế xã hội nông nghiệp truyền thống đã hình thành và phát triển từ xa xưa cùng với lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nó gắn liền với quá trình khai hoang lập ấp phát triển sản xuất mở mang văn hóa xã hội và đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên của các cộng đồng dân cư từ những làng Việt cổ xưa những công xã nông thôn đến các làng tiểu nông trong thời kỳ phong kiến. Trong suốt tiến trình phát triển lâu dài ấy tính cộng đồng luôn được bảo lưu và duy trì mạnh mẽ trở thành một trong những đặc trưng cơ bản có tính phổ quát và bao trùm trong sản xuất và đời sống xã hội ở nông thôn. Nói đến kinh tế xã hội nông nghiệp truyền thống trước hết là nói đến sự cố kết và tính cộng đồng về mặt dân cư và lãnh thổ của các làng xã nông thôn. Sự cố kết này được hình thành dựa trên quan hệ láng giềng quan hệ huyết tộc hoặc dòng họ. Đó là một tập hợp dân cư hay cộng đồng dân cư cùng nhau tụ cư sinh sống trên một khu vực lãnh thổ nhất định bao gồm cả khu đất làm nhà ở vườn tược của các hộ gia đình lẫn đất đai canh tác đồng cỏ đồi rừng ao hồ đầm bãi và tài nguyên thiên nhiên do các thành viên trong làng cùng khai phá chiếm đoạt hay do các thế hệ cha ông họ để lại. Toàn bộ đất đai tài nguyên và lãnh thổ ấy đều là tài sản chung của mọi thành viên trong làng thuộc sở hữu chung của mỗi làng do làng kiểm soát quản lý và chi phối. Mọi thành viên trong làng đều được sử dụng đất đai khai thác tài nguyên theo những quy định của làng đồng thời có trách nhiệm và nghĩa vụ chung trong việc gìn giữ bảo vệ khai thác và sử dụng chúng. Khi dân cư tăng dần đất ở và đất đai canh tác của làng trở nên chật hẹp hoa lợi giảm sút hay sản vật tự nhiên cạn dần thì dân làng lại cùng nhau khai phá thêm những khu đất lân cận để mở rộng lãnh