Đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam là một trong những bồn trũng tích tụ trầm tích Kainozoi khá lớn ở miền Trung nước ta. Đây là vùng tiếp giáp sông - biển nên trầm tích được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau như sông, biển, sông - biển, biển gió. Hơn nữa, đây là vùng chịu ảnh hưởng rất lớn của các chu kỳ biển tiến, biển thoái trong lịch sử địa chất, do đó sự phân bố của trầm tích tương đối phức tạp theo không gian lẫn thời gian. . | ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH KAINOZOI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM Hoàng Ngô Tự Do Nguyễn Đình Tiến Đỗ Quang Thiên Trường Đại học Khoa học Đại học Huế MỞ ĐẦU Đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam là một trong những bồn trũng tích tụ trầm tích Kainozoi khá lớn ở miền Trung nước ta. Đây là vùng tiếp giáp sông - biển nên trầm tích được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau như sông biển sông - biển biển gió. Hơn nữa đây là vùng chịu ảnh hưởng rất lớn của các chu kỳ biển tiến biển thoái trong lịch sử địa chất do đó sự phân bố của trầm tích tương đối phức tạp theo không gian lẫn thời gian. Việc nghiên cứu đặc điểm trầm tích Kainozoi rất cần thiết vì đó là cơ sở cho những nghiên cứu địa chất khác như tìm kiếm khoáng sản địa mạo môi trường. góp phần quan trọng trong việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên ở khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam Hình 1 2 3 4 . ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH CÁC PHÂN VỊ ĐỊA TẦNG KAINOZOI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM 1. Đặc điểm trầm tích hệ Neogen hệ tầng Ái Nghĩa Nan Hệ tầng Ái Nghĩa do Nguyễn Văn Trang xác lập năm 1985 đồng nghĩa với hệ tầng Đồng Hới do Trịnh Dánh Phạm Văn Hải xác lập năm 1980. Trầm tích Neogen hệ tầng Ái Nghĩa phân bố ở huyện Đại Lộc Điện Bàn Hội An phía Đông huyện Duy Xuyên và phía Bắc huyện Quế Sơn huyện Thăng Bình với tổng diện tích 664 46km2. Trầm tích lộ ra 7 7km2 dưới dạng các khối nhỏ ở phía Tây 1 Bắc tỉnh Quảng Nam thuộc xã Đại Thắng Ái Nghĩa và Điện Phước. Phần còn lại chìm xuống phía dưới võng sụt của trũng địa hào Đại Lộc - Hội An trũng địa hào có dạng tam giác với đỉnh ở Đại Lộc đáy mở rộng về phía Đông Nam. Đáy của trũng sâu sâu hơn 420m ở phía Tây thị xã Hội An tại lỗ khoan BS37 . 7 tập 2 Từ tài liệu lỗ khoan LK707 LK718 LK 703 LK806 LK805 LK807 LK813 các lỗ khoan ở rìa địa hào LKC10 BS37 LK 704 LK 804 LK808a các lỗ khoan ở trung tâm trũng địa hào trầm tích Neogen gặp ở độ sâu từ 27-191m với chiều dày thay đổi từ vài chục mét lên đến hơn 420m thuộc tướng vũng vịnh - ven bờ phát triển trong trũng .