Khi hiện thực hóa những mô hình tính triều trong những vịnh biển nông hoặc trong các sông, người ta phải cho trước những trị số của hệ số ma sát hay hệ số cản để tính tới ảnh hưởng của ma sát đáy của thủy vực tới chuyển động. Kết quả thử nghiệm số các mô hình có phù hợp với cảnh tượng của chuyển động trong vùng nghiên cứu hay không tùy thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn đúng những trị số của hệ số ma sát nói trên. . | 14 3 65 - 68 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 9 - 1992 ƯỚC LƯỢNG HỆ SỐ MA SÁT TRONG CHUYỂN ĐỘNG TRIỀU ỞCÁC SÔNG Phạm Văn Huấn Phạm Văn Vỵ Phạm Thanh Thúy Khi hiện thực hóa những mô hình tính triều trong những vịnh biển nông hoặc trong các sông người ta phải cho trước những trị số của hệ số ma sát hay hệ số cản để tính tới ảnh hưởng của ma sát đáy của thủy vực tới chuyển động. Kết quả thử nghiệm số các mô hình có phù hợp với cảnh tượng của chuyển động trong vùng nghiên cứu hay không tùy thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn đúng những trị số của hệ số ma sát nói trên. Những phương pháp xác định hệ số ma sát trong chuyển động triều đã được xem xét trong 1 2 và những kết quả cũng chỉ được xem xét như là những ước lượng bước đầu của hệ số ma sát cho trường hợp các biển nông với độ sâu dưới 100 m 4 . Trong dải độ sâu nhỏ hơn 10 m tức dải độ sâu tương ứng với phần lớn các vùng nước sát bờ thoải của biển và các cửa sông trong sông chắc chắn hệ số ma sát sẽ có trị số lớn hơn nhiều và cần được ước lượng để có căn cứ chấp nhận nó trong thử nghiệm số các mô hình truyền triều từ biển vào trong sông. Ở đây chúng tôi thử xác định các trị số của hệ số ma sát cho những vùng nước nông sát bờ và các sông bằng cách kết hợp những kết quả giải tích khi giải các phương trình triều với những số liệu thực đo khá phong phú về dòng triều và dao động mực nước ở các cửa sông nhận được trong khi khảo sát nghiên cứu sự xâm nhập triều vào các sông vùng vịnh Bắc Bộ. Với bước xấp xỉ bậc nhất có thể xem sự truyền triều trong sông như là sự truyền sóng dài tiến biên độ nhỏ trong các kênh dài vô tận thiết diện ngang không đổi được mô tả bằng cân bằng của các lực quán tính lực građien áp suất thủy tĩnh và lực ma sát đáy sông dưới dạng tuyến tính. Lực ma sát này tạo nên những đặc điểm đã được biết của sự truyền triều trong sông như giảm biên độ dao động của mực nước và dòng chảy giảm tốc độ truyền sóng tức tạo nên sự chênh lệch về pha dao động giữa cửa sông và các điểm trong sông về phía thượng nguồn lớn .